Không biết trong số các bạn đang đọc bài viết này, các bạn còn nhớ về những ngày đầu tiên đi làm mình? Hay với các bạn chuẩn bị đi làm chắc hẳn đang rất hào hứng với cảm giác là một nhân viên văn phòng đúng không nào.
Nhận thấy đây là một chủ đề khá thú vị. Ngoài tinh thần sẵn sàng học hỏi, có lẽ không ít bạn sẽ
gặp khó khăn khi bắt đầu làm việc trong một công ty Nhật Bản. Pasona Tech Việt
Nam xin chia sẻ một vài kinh nghiệm về những khó khăn mà một nhân viên mới có
thể gặp phải, để hỗ trợ các bạn chuẩn bị tinh thần thật tốt, tránh được những
buồn phiền và áp lực ban đầu.
A. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
1. Các thiết bị văn phòng
Tình huống: Vì chưa thành thạo cách sử dụng, nên bạn sẽ dễ
làm hỏng thiết bị và hao tốn về số lượng.
Khắc phục: Hãy lắng nghe và cẩn thận làm theo sự hướng dẫn của
các anh chị đồng nghiệp.
2. Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên
Tình huống: Bạn có thể bị đánh giá về thái độ, cử chỉ và cách
dùng từ ngữ giao tiếp chưa phù hợp.
Khắc phục: Cần quan sát, giao tiếp tích cực hơn, hòa đồng với
mọi người. Cân nhắc cách dùng những từ ngữ trước khi giao tiếp. Sự khác biệt về
ngôn ngữ, văn hóa sẽ ảnh hưởng phần lớn đến mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên
trong công việc. Các bạn có thể tham khảo vài đặc điểm của người Nhật.
B. ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
1. Giao tiếp trong công việc
Chào hỏi đúng phong cách Nhật, tư thế khi chào. Chú ý: người
nào thấy trước chào trước, người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước. Nói lời cảm
ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng nơi, đúng việc.
2. Ý thức trong công việc
Thái độ : tích cực, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Thể hiện sự khiêm
nhường. Bình tĩnh, biết làm chủ cảm xúc.
Tinh thần : mạnh mẽ, quyết tâm và tính tập thể. Tôn trọng quyết
định của nhóm. Biết nhận và sửa lỗi.
Thời gian : tôn trọng, nghiêm túc tuân thủ thời gian của công
ty quy định, cuộc hẹn với khách hàng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tự tìm hiểu các đặc trưng, thói
quen của quốc gia, con người khác văn hóa Việt Nam. Cố gắng tìm hiểu nguyên
nhân và lý giải tình huống trước khi đưa ra phán xét của bản thân. Như vậy, các
bạn sẽ có thể tránh được rất nhiều những mâu thuẫn cũng như hiểu lầm đáng tiếc.
3. Bố trí công việc
Nên sắp xếp trình tự công việc dựa trên mức độ ưu tiên, tránh
chậm trễ tiến độ.
Lập kế hoạch trước ngày làm việc kế tiếp, quyết định thời lượng
đối với mỗi một công việc.
4. Nghiệp vụ
Tình huống: Chưa quen nên thực hiện công việc mới không được
trôi chảy và hiệu quả cao.
Khắc phục: Cố gắng học tập đồng nghiệp, tự mình dành nhiều thời
gian hơn để nghiên cứu và luyện tập.
5. Giải quyết vấn đề
Tình huống: Không xem xét, tìm hiểu nguyên nhân vội vàng, bất
cẩn, giải quyết theo trực giác chủ quan.
Khắc phục: Cần tìm hiểu nguyên nhân kỹ lưỡng từ nhiều nguồn,
lập sơ lược các phương án giải quyết, thảo luận, tham khảo ý kiến với các đồng
nghiệp và cấp trên.
6. Sử dụng ngôn từ
Sử dụng từ ngữ trong thói quen hàng ngày, không phân biệt cấp
trên dưới, tuổi tác, chưa biết cách gửi mail và giao tiếp bằng điện thoại.
Học thêm những từ ngữ dùng trong công sở, những từ ngữ, câu
văn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, khiêm tốn của một nhân viên.